Từ A – Z về Bệnh đục thủy tinh thể là gì? Những thông tin cần biết
Bệnh đục thủy tinh thể là một dạng bệnh về mắt vô cùng nguy hiểm vì nó có thể dẫn đến mù lòa, vì vậy đây là một trong những nỗi lo thường trực và nhận được rất nhiều sự quan tâm của chúng ta, nhất là những người đang có sẵn những bệnh lý về mắt, các tật khúc xạ cận thị viễn thị. Vậy hãy dành chút thời gian để tìm hiểu thêm về những thông tin, kiến thức về bệnh đục thủy tinh thể là gì? để giúp cho bản thân và những người xung quanh qua bài viết sau đây.
Bài viết gốc: https://matkinhxanh.vn/duc-thuy-tinh-the-la-gi/
Thủy tinh thể là gì?
Thủy tinh thể được cấu tạo giống như một dạng thấu kính trong suốt với hai mặt lồi, nằm sau mống mắt (thường được gọi là lòng đen). Thủy tinh thể nhận và điều tiết dinh dưỡng thông qua thẩm thấu, vì cấu tạo của thủy tinh thể không chứa mạch máu.
[caption id="attachment_7954" align="aligncenter" width="700"] Thủy tinh thể[/caption]
Đây là cấu tạo rất quan trọng của mắt vì nó phụ trách điều tiết. Tất cả các ánh sáng đi đều phải đi qua thủy tinh thể, sau đó hội tụ lại tại võng mạc để giúp chúng ta nhìn thấy mọi vật.
Bệnh đục thủy tinh thể là gì?
Bệnh đục thủy tinh thể là tình trạng mà ở đó phần thủy tinh thể bị trở nên mờ nhòe, tổn thương, không còn giữ được trạng thái trong suốt vốn có nữa. Khi đó ánh sáng đi đến mắt, rồi qua thủy tinh thể sẽ không còn độ chính xác khi đến với vọng mạc khiến thị lực của mắt trở nên mờ nhòe, giảm thị lực.
[caption id="attachment_7944" align="aligncenter" width="700"] Bệnh đục thủy tinh thể là gì? Là tình trạng thủy tinh thể trở nên bị mờ không còn giữ được trạng thái trong suốt[/caption]
Thậm chí khi căn bệnh này diễn biến nặng thì thủy tinh thể trở nên đục hoàn toàn, ánh sáng không thể đi qua đây để đến với vọng mạc nữa thì khi đó mắt đã rơi vào trạng thái mù lòa.
Căn bệnh này còn có nhiều tên gọi khác như bệnh đục nhân mắt, bệnh cườm đá, bệnh cườm khô.
Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể
Bệnh về mắt này có thể có nhiều nguyên nhân.
Nguyên nhân nguyên phát:
- Yếu tố di truyền có thể gây ra bệnh đục thủy tinh thể.
- Do tuổi tác, quá trình lão hóa. Nhất là những người sau 50 tuổi thì quá trình cung cấp dinh dưỡng cho thủy tinh thể trở nên khó khăn (do thủy tinh thể chỉ nhận dinh dưỡng qua sự thẩm thấu) nên tình trạng của nó dần trở nên tệ đi theo tuổi tác.
[caption id="attachment_7949" align="aligncenter" width="700"] Người trên 50 tuổi dễ bị tình trạng này. Đục thủy tinh thể là gì?[/caption]
Xem thêm: Bệnh lão thị là gì?: https://matkinhxanh.vn/lao-thi-la-gi/
Nguyên nhân thứ phát:
- Các bệnh về mắt tái đi tái lại nhiều lần như viêm màng bồ đào. Khi đó mắt thường xuyên tổn thương, ảnh hưởng đến các chức năng của thủy tinh thể cũng trở nên suy giảm.
[caption id="attachment_7945" align="aligncenter" width="700"] Bệnh viêm màng bồ đào là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến bị thủy tinh[/caption]
- Các chấn thương mắt. Tương với ý trên, các chấn thương (do nhiều yếu tô bên trong hay bên ngoài, khách quan hay chủ quan) đều khiến mắt và thủy tinh thể tổn thương, nhẹ thì làm giảm chức năng tiếp nhận dinh dưỡng, nặng thì tổn thương, hư hại.
- Các bệnh lý của cơ thể như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, ỉa chảy mất nước cũng gián tiếp gây ra tổn thương lên thủy tinh thể.
[caption id="attachment_7943" align="aligncenter" width="700"] Bệnh đái tháo đường cũng ảnh hưởng dẫn đến tình trạng mắt này[/caption]
- Tổn thương thủy tinh thể do tác động của các dạng tia chiếu trực tiếp vào mắt như tia X, tia tử ngoại, chớp (sét), ánh sáng chói, các tia hàn…
- Hút thuốc lá quá độ trong thời gian dài cũng là nguyên nhân gây ra bệnh đục thủy tinh thể.
- Một số loại thuốc tân dược như corticoid, thuốc hạ mỡ máu (simvastatin), thuốc chống loạn nhịp tim (amilodarone), thuốc trầm cảm (phenothiazin).
- Rối loạn dinh dưỡng ảnh hưởng đến quá trình hấp thu các dưỡng chất chống oxy hóa.
[caption id="attachment_7952" align="aligncenter" width="700"] Rối loạn dinh dưỡng | Đục thủy tinh thể là gì?[/caption]
Ngoài ra còn có nhiều lí do gián tiếp ảnh hưởng đến tình trạng thị lực như không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mắt; thường xuyên stress; tiếp xúc môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi… Các tác nhân này tuy không hoàn toàn trực tiếp gây ra bệnh đục thủy tinh thể nhưng có thể gián tiếp, hoặc là yếu tố cộng hưởng với các nguyên nhân nêu trên để khiến cho tình trạng đục thủy tinh thể diễn biến nhanh và nghiêm trọng hơn.
Dấu hiệu nhận biết bệnh đục thủy tinh thể
Bệnh đục thủy tinh thể là một căn bệnh nguy hiểm, đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng mù lòa trên toàn thế giới và cả Việt Nam. Cụ thể, các nghiên cứu khoa học tại Framingham Eye Study cho thấy tỷ lệ người mắc bệnh này ở độ tuổi 55 đến 64 là 4,5%, ở độ tuổi 65 đến 74 tuổi là 18% và cao nhất là những người ở độ tuổi từ 75 đến 84 với 45,9%.
Tỉ lệ mù lòa do bệnh đục thủy tinh thể ở khu vực Đông Nam Á lên đến 50%. Con số này ở Việt Nam là 60% (số liệu năm 2000 do Viện Mắt Trung Ương công bố).
Điều đáng lo ngại là xu hướng mắc bệnh đục thủy tinh thể, tình trạng diễn biến nặng dẫn đến mù lòa do loại bệnh này đang ngày càng tăng cao. Nghiên cứu cho thấy số ca mắc bệnh đang tăng cao, số ca mổ vì căn bệnh này cũng tăng cao nên bệnh này thậm chí đã được xếp vào nhóm nguy cơ độc lập gây tăng tỉ lệ tử vong ở người lớn tuổi.
Không chỉ nghiêm trọng về mặt tử vong, ca mổ… mà bệnh đục thủy tinh thể ở mức độ nhẹ cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Để ngăn ngừa tình trạng này, chúng ta cần xác định rõ những dấu hiệu, triệu chứng của căn bệnh này để phát hiện khi sớm nhất, đó là:
- Giảm thị lực. Không giống như nhiều chứng bệnh về mắt khác, sự suy giảm thị lực ở bệnh nhân bệnh đục thủy tinh thể thường mờ khá cân xứng ở cả 2 bên mắt. Thường quá trình suy giảm thị lực sẽ bắt đầu ở tầm nhìn xa, sau đó về tầm nhìn trung.
[caption id="attachment_7946" align="aligncenter" width="700"] Giảm thị lực[/caption]
- Hiện tượng tán xạ tia sáng khi đi qua thủy tinh thể. Khi ánh sáng đi qua thủy tinh thể bị tổn thương, tùy vào tình trạng thủy tinh thể mà võng mạc sẽ nhận những tín hiệu hình ảnh khác nhau. Đó có thể là hiện tượng ánh sáng bị mờ như sương mù, thấy nhiều hình ảnh một lúc, nhìn thấy hình đôi (một sự vật mà có đến 2 hình ảnh). Thậm chí đôi khi là làm tăng sự hội tụ, một số người già khi đục thủy tinh thể lại đọc sách báo rất rõ ràng, nhưng kỳ thực thì đó vẫn là dấu hiệu của bệnh đục thủy tinh thể và về lâu dài thì vẫn dẫn đến mờ nhòe, mù.
- Nhìn mờ, không rõ khi ở ngoài môi trường nhiều ánh sáng, ngoài trời, ban ngày… nhưng lại nhìn rõ nét khi đi vào trong nhà, bóng râm. Đây được gọi là tình trạng đục thủy tinh thể trung tâm, khi mắc phải trạng thái này, người bệnh đi ra ngoài trời nắng thì đồng tử sẽ co lại, tia sáng đi vào mắt đi qua đúng ngay trung tâm của vùng thủy tinh thể bị mờ nên nhìn hình ảnh sẽ mờ nhòe không rõ. Ngược lại khi vào bóng râm, hay trong nhà thì đồng tử mở lớn ra, tia sáng đi vào mắt đi qua cả vùng thủy tinh thể trung tâm và ngoại biên nên võng mạc vẫn ghi nhận được đầy đủ hình ảnh rõ nét.
[caption id="attachment_7951" align="aligncenter" width="700"] Nhìn mờ, không rõ ở môi trường nhiều ánh sáng, ngoài trời, ban ngày[/caption]
- Ngược lại với trạng thái trên là những người bị đục thủy tinh thể ngoại biên, triệu chứng cũng ngược lại nhưng hoàn toàn chung một nguyên lý. Đó là khi vào trong nhà thì nhìn mờ, nhưng khi đi ra ngoài trời nắng nhiều sáng thì lại nhìn rõ nét.
- Ngoài ra còn các triệu chứng khác như lác mắt, giả cận thị (mắt nhìn rõ trong cự ly gần), thường xuyên thay đổi độ cận/ viễn của mắt.
[caption id="attachment_7948" align="aligncenter" width="700"] Hiện tượng lác mắt, giả cận thị[/caption]
- Các triệu chứng như nhìn thấy điểm đen trong tầm nhìn, thấy ruồi bay trước mắt cũng có thể là triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể.
[caption id="attachment_7957" align="aligncenter" width="700"] Nhìn thấy nhiều chấm đen trước mắt[/caption]
Phân loại bệnh đục thủy tinh thể
Có nhiều cách phân loại bệnh đục thủy tinh thể, đặc biệt trong chuyên khoa mắt dành cho các bác sĩ thì có nhiều cách phân loại để các bác sĩ phân loại và tạo phác đồ điều trị, còn ở góc độ là không phải chuyên gia như chúng ta thì cách phổ biến nhất là phân loại theo nguyên nhân.
Theo cách phân loại này thì đục thủy tinh thể được chia làm 4 nhóm: Do tuổi già, do bệnh lý cơ thể, do các chấn thương và do bẩm sinh.
Lời kết
Bệnh đục thủy tinh thế là một chứng bệnh nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của chúng ta, điều đáng lo ngại là nó lại đang trở nên phổ biến, mà lí do phần nào đó là vì môi trường sống ngày càng trở nên ô nhiễm ánh sáng, ô nhiễm khói bụi, lối sống không lành mạnh, sử dụng máy tính và điện thoại quá nhiều… Dẫu lí do có là gì thì chúng ta cũng nên dành sự quan tâm tới căn bệnh này, không chỉ là cho bản thân mình mà là cho cả người thân xung quanh. Bởi vì với sự phát triển của y học hiện nay thì nếu phát hiện sớm những dấu hiệu ban đầu thì có thể có các liệu pháp điều trị, chăm sóc mắt để cải thiện và dứt điểm bệnh, không để bệnh diễn biến nặng khiến chúng ta hối hận sau này.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, để ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể chúng ta cần tuân thủ theo các lời khuyên sau đây, và đó cũng là những cách để ngăn bệnh diễn biến nặng:
- Điều trị và kiểm soát các bệnh lý cơ thể có thể dẫn đến bệnh đục thủy tinh thể như bệnh đái tháo đường, bệnh glocom, viêm màng bồ đào… Nếu may mắn không bị các chứng bệnh kể trên thì cũng cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, kiểm soát đường huyết.
- Chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học sẽ giúp mắt trở nên khỏe mạnh cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể. Các bạn có thể bổ sung các nhóm thực phẩm vitamine C, đồng, mangan, kẽm vào bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra Beta-carotene cũng rất quan trọng trong việc dọn dẹp các gốc tự do gây hại cho mắt, giúp nâng khả năng bảo vệ mắt khỏi những tổn thương. Cuối cùng là taurin – một axit amin chính cấu tạo nên thủy tinh thể, bổ sung taurin sẽ giúp thủy tinh thể khỏe mạnh. Đặc biệt nên tránh xa các loại thực phẩm như tảo, thực vật biển, sò ốc, sữa ít béo, chocolate, vì chúng có chứa vanadium – một chất độc hại cho mắt.
[caption id="attachment_7479" align="aligncenter" width="700"] Bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng tốt cho mắt[/caption]
[caption id="attachment_7950" align="aligncenter" width="700"] Nguồn dưỡng chất beta caroten rất quan trọng giúp bảo vệ mắt khỏi những tổn thương[/caption]
- Hạn chế bia rượu.
[caption id="attachment_7947" align="aligncenter" width="700"] Hạn chế bia rượu[/caption]
- Bảo vệ mắt khỏi các tác động tiêu cực từ môi trường như ánh sáng chói, tia UV, khói bụi, ánh sáng xanh… Cách bảo vệ hiệu quả nhất là đeo kính, các loại kính cận thị, viễn thị hoặc kính không độ hiện nay đều có những công nghệ hiện đại, có các lớp phủ mang lại sự bảo vệ hiệu quả cho mắt khỏi các tác nhân trên. Khi đi ra trời nắng, tiếp xúc với ánh sáng chói thì sử dụng các loại kính râm bảo vệ mắt, hoặc kính cận có tròng đổi màu.
[caption id="attachment_6776" align="aligncenter" width="700"] Đeo kính râm hoặc kính có tính năng như chống UV để bảo vệ mắt[/caption]
Xem thêm:
Tròng kính chống tia uv: https://matkinhxanh.vn/trong-kinh-chong-tia-uv/
Tròng kính chống ánh sáng xanh: https://matkinhxanh.vn/trong-kinh-chong-anh-sang-xanh
- Xây dựng thói quen khám mắt định kỳ. Thói quen này sẽ giúp bạn phát hiện ra những vấn đề ở mắt nói chung và tình trạng của thủy tinh thể nói riêng ngay khi xuất hiện những yếu tố bất thường, nhờ vậy mà sẽ có cách khắc phục trong thời gian sớm nhất, giúp hiệu quả chăm sóc và điều trị đạt hiệu quả nhanh và tốt hơn.
[caption id="attachment_7433" align="alignnone" width="700"] Tham gia khám mắt định kì[/caption]
Nguồn: Matkinhxanh.vn
Xem thêm:
https://ko-fi.com/i/ID1D871WRW
https://ko-fi.com/i/IR6R871WSD
https://ko-fi.com/i/IR6R371WTE
Xem nguyên bài viết tại :
Từ A – Z về Bệnh đục thủy tinh thể là gì? Những thông tin cần biết
source https://matkinhxanh.vn/duc-thuy-tinh-the-la-gi/
Nhận xét
Đăng nhận xét